Sau chiến tranh thế giới II Máy bay cường kích

A-10 Thunderbolt II

Trong thời kỳ hậu chiến tranh thế giới II, động cơ piston vẫn được tiếp tục sử dụng cho máy bay cường kích - máy bay tiêm kích Hawker Sea Fury của Hải quân Hoàng gia Anh, Vought F4U Corsair và Douglas A-1 Skyraider của Hoa Kỳ đã tham chiến trong Chiến tranh Triều Tiên, và sau đó chúng vẫn được sử dụng trong Chiến tranh Việt Nam. Sau một thời gian dài phát triển chậm chạp với động cơ piston, những chiếc máy bay mới được trang bị những động cơ phản lực mạnh mẽ.

Trong hầu hết các lực lượng không quân sau chiến tranh thế giới II đều miễn cưỡng tăng cường phát triển máy bay chiến đấu đặc biệt cho vai trò máy bay cường kích. Dù việc hỗ trợ từ trên không và ngăn chặn tiếp tế của đối phương là điều quan trọng trong chiến trường hiện đại, nhưng máy bay tấn công lại ít hấp dẫn hơn máy bay tiêm kích, và cả phi công lẫn những nhà chiến lược quân sự đều có một cái nhìn khinh thường với những nhà thiết kế. Thực tế hơn, chi phí bổ sung của một máy bay cường kích chuyên dụng thường lớn hơn so với máy bay đa chức năng.

Vào cuối thập niên 1960, Không quân Hoa Kỳ đã đặt hàng một máy bay hỗ trợ chuyên dụng, sau này mẫu thiết kế đã trở thành Republic A-10 Thunderbolt II. Nó dần dần trở thành một vũ khí chống các loại xe bọc giáp chủ yếu với khả năng hạn chế trong ngăn chặn tiếp tế và vai trò ném bom chiến thuật, nhưng bù lại nó lại nổi trội trong vai trò chống tăng. Tuy nhiên, hiệu suất hoạt động của A-10 trong Chiến tranh vùng Vịnh đã phủ nhận những lời bình phẩm này. Học thuyết của Hoa Kỳ hiện này ngày càng nhấn mạnh sử dụng trực thăng quân sự để hỗ trợ mặt đất và chống tăng. Liên Xô cũng có những mẫu thiết kế tương tự, điển hình như Sukhoi Su-25 (Frogfoot)Những thí dụ về máy bay cường kích hiện đại như A-10 Thunderbolt II, Sukhoi Su-7, Sukhoi Su-17, Sukhoi Su-24, Sukhoi Su-25 (Frogfoot), Sukhoi Su-34, Nanchang Q-5. Máy bay cường kích mặt khác đã được chuyển đổi thành máy bay huấn luyện như BAC Strikemaster, BAE Hawk, và Cessna A-37.

Tiêm kích-bom Su-17